Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Thế giới đang ở đâu?

Thế giới đang ở đâu? 

Có vẻ như hiện tại thế giới đang thiếu những phát minh và chưa có động lực rõ ràng để phát triển. Nhiều nghiên cứu cho rằng, chúng ta đang ở trong giai đoạn cuối của cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba. Nhân loại đang phải đối mặt với vấn đề tương tự như những gì đã xảy ra ở cuối của cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai như sự giảm giá chứng khoán, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tỷ lệ nợ cao chót vót của các công ty và chính phủ, cũng như tình hình tài chính xấu của các ngân hàng. 
Thế giới đã trải qua các thời kỳ quá độ khác nhau bao gồm: quá độ đồ đá mới, cách mạng công nghiệp đầu tiên, cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai và cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba. Trong đó cuộc cách mạng thời kỳ đồ đá mới (10000 - 3000 trước Công nguyên) đã tạo ra sự thay đổi từ xã hội săn bắn hái lượm sang xã hội trồng trọt, chăn nuôi. Xã hội đã bắt đầu phát sinh gia cấp và nhà nước, với thuế như là công cụ quản lý nhà nước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, kéo dài từ khoảng năm 1780 đến năm 1850 bắt đầu với sự xuất hiện của động cơ hơi nước và công nghiệp đường sắt. 
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai bắt đầu vào khoảng năm 1870 và kết thúc vào năm 1930 với các dây chuyền sản xuất thay thế các máy móc kém hiệu quả của cuộc cách mạng trước và sự phát triển ngành công nhiệp hóa chất. Giai đoạn này kết thúc với cuộc khủng hoảng năm và sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba bắt đầu khoảng năm 1940 và gần được kết thúc, với sự phát triển của khoa học máy tính. Theo nhiều nhà phân tích một kỷ nguyên mới đã hình thành: đó là thời đại của kinh tế thông tin. Trong nó, việc tiếp cận thong tin đôi khi còn quan trọng hơn việc sản xuất thuần túy, máy tính và công nghệ thong tin đóng vai trò không thể thay thể ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Nhiều quốc gia phụ thuộc vào lĩnh vực dịch vụ và ít hơn vào nông nghiệp và công nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba không chỉ giải phóng sức lao động của con người mà còn kết nối thế giới và hình thành một thế giới phẳng hơn, hợp tác toàn diện hơn. 
Các giai đoạn phát triển của một cuộc cách mạng công nghiệp Nhìn chung quá trình quá độ có thể được mô phỏng qua đường cong chữ S và chúng ta có thể phân biệt bốn giai đoạn: 
1. giai đoạn tiền phát triển với một hệ thống cân bằng động trong đó, những yếu tố hiện tại thay đổi không rõ ràng 
2. giai đoạn cất cánh, trong đó quá trình thay đổi bắt đầu với những thay đổi trong hệ thống 
3. giai đoạn tăng tốc, trong đó thay đổi cấu trúc có thể nhìn thấy diễn ra thông qua sự tích lũy các thay đổi văn hóa, kinh tế, sinh thái và thể chế xã hội ảnh hưởng đến nhau, trong giai đoạn này chúng ta thấy quá trình học hỏi để cùng phát triển, phổ biến sự phát triển 
4. một giai đoạn ổn định, trong đó tốc độ của sự thay đổi xã hội chậm lại và sự cân bằng động mới đạt được thiết lập 
Các giai đoạn của một quá trình phát triển 


Đằng sau sự bùng nổ của DowJones 
Chỉ số Dow Jones Industrial Average được giới thiệu lần đầu tiên vào thời điểm giữa cuộc Cách mạng công nghiệp thứ hai, vào năm 1896. Chỉ số Dow Jones Industrial Average (DJIA) là chỉ số chững khoán lâu đời nhất tại Hoa Kỳ. Ban đầu, đây là chỉ số trung bình của mười hai công ty do một nhóm các nhà báo The Wall Street Journal cho rằng có ảnh hưởng nhất trên thị trường thế giới. Không giống như hầu hết các chỉ số khác, chỉ số Dow Jones là một chỉ số lấy giá làm trọng số. Điều này có nghĩa là các cổ phiếu có giá cổ phiếu tuyệt đối cao có tác động đáng kể đến sự chuyển động của chỉ số. Khi chia tách cổ phiếu, cách tính chỉ số sẽ thay đổi, điều này làm thang đo không đồng nhất, tuy nhiên đồ thị Dow vẫn được sử dụng như một thước đo đánh giá sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán và nền kinh tế Mỹ cũng như toàn thế giới. 
Ban đầu do chỉ số chỉ gồm 12 công ty, công thức của chỉ số DowJones được tính toán như sau:
Dow-index_1896 = (x1 + x2+ ..........+x12) / 12 
Diễn biến chỉ số DowJones
Đến năm 1916, khi loại ra 4 công ty và thêm vào 12 công ty, công thức tính chỉ số được điều chỉnh tương ứng: 
Dow-index_1916 = (x1 + x2+ ..........+x20) / 20 
Đến giai đoạn 1927, một số cổ phiếu bị chia tách, (cổ phiếu của American Can chia với tỷ lệ 1:6, General Electric 1:4 . . . ) làm công thức tính chỉ số thay đổi như sau: 
Dow-index_1927 = (6.x1 + 4.x2+ ..........+x20) / 20 
Vào ngày 01 Tháng 10 năm 1928 chỉ số Dow Jones tiếp tục mở rộng tới 30 cổ phiếu. Bởi vì tất cả mọi thứ đã được tính toán bằng tay, việc tính toán chỉ số đã được đơn giản hóa. Số chia chỉ số DowJones đã được đưa ra. Chỉ số được tính bằng cách chia tổng các phần giá trị của chỉ số cho số chia, số chia ban đầu được ước lượng nhận giá trị 16.67. 
Dow-index_Oct_1928 = (x1 + x2+ ..........+x30) / Dow Divisor
Dow-index_Oct_1928 = (x1 + x2+ ..........+x30) / 16.67
Vào mùa thu năm 1928 và mùa xuân năm 1929 đã có 8 cổ phiếu bị chia tách, làm cho số chia giảm xuống còn 10,47
Dow-index_Sep_1929 = (x1 + x2+ ..........+x30) / 10.47
Dow1985 = (x1 + x2 + ........ + x30) / 1
Dow2013 = (x1 + x2 + ........ + x30) / 0,130216081 

Bảng này cho thấy rõ ràng rằng công thức chỉ số Dow Jones đã được thay đổi nhiều lần và chỉ số Dow trong giai đoạn 1980-2000 (giai đoạn cất cánh và tăng tốc của cuộc cách mạng thứ ba) đã thực sự trở thành chỉ số Dow bội, do sự lớn số chia tách cổ phiếu trong khoảng thời gian đó. So với nhưng năm 1980 khi số chia gần bằng 1, hiện nay số chia là 0.132, số chia đã giảm 7.5 lần, ngĩa là số lượng cổ phiếu trong chỉ số đã tăng 7.5 lần, điều này cũng phần nào giải thích cho sự bùng nổ của chỉ số DowJones trong giai đoạn 1980 – nay.

Tỷ số P/E trong một cuộc cách mạng công nghiệp

Sự thay đổi chỉ số P/E trong một quá trình phát triển

Trong giai đoạn tiền phát triển và giai đoạn cất cánh của một cuộc cách mạng mới nhiều công ty bước vào giai đoạn đầu trong vòng đời tồn tại. Trong giai đoạn tăng tốc của một cuộc cách mạng, rõ ràng rằng nhiều trong số các công ty này cũng bước vào giai đoạn tăng tốc của sự tồn tại của . Giá trị kỳ vọng của các cổ phiếu của các công ty đang trong giai đoạn tăng tốc họ tăng lên rất nhiều. Đây là lý do tại sao cổ phiếu trong giai đoạn tăng tốc của một cuộc cách mạng trở nên rất đắt.
Tỷ số Giá/thu nhập cổ phiếu tăng quá cao trong giai đoạn 1920 - 1930 (giai đoạn tăng tốc của cuộc cách mạng thứ hai) và từ năm 1990 - 2000 (giai đoạn tăng tốc của cuộc cách mạng thứ ba). Trong giai đoạn tăng tốc của một cuộc cách mạng sẽ luôn có một sự bùng nổ thị trường chứng khoán.

                                                  Biểu đồ P/E thị trường chứng khoán Mỹ


Lịch sử có lặp lại?
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba rõ ràng là đang trong độ bão hòa và giai đoạn thoái trào. Giai đoạn này có thể được khẳng định bởi sự bão hòa của thị trường và sự cạnh tranh ngày càng tăng. Chỉ có những công ty mạnh mới có thể chịu được sự cạnh tranh từ đối thủ. Thế giới công nghệ thông tin đã không nhìn thấy bất kỳ thay đổi kỹ thuật quan trọng nào trong thời gian gần đây. Nhà đầu tư có thể cảm thấy phấn khích khi nghe tin về vụ sáp nhập. Trên thực tế, các vụ sáp nhập thể hiện những dấu hiệu hội tụ ở phần cuối của một quá trình chuyển đổi, nó có thể mang ý nghĩa cho một vài công ty nào đó nhưng xét trên khía cạnh kinh tế học, nó chưa hẳn là một điều tốt. Rõ ràng, tỷ lệ thất nghiệp cao ở nhiều nước trong giai đoạn này là một vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt.
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 3 đang đi đến cuối đoạn đường của nó, khi những phát minh, phát kiến có thể làm thay đổi sâu sắc cách thực vần hành và sản xuất của nền kinh tế ngày càng ít dần. Nhân loại đang phải đối mặt với vấn đề tương tự như ở cuối của cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai như giảm giá chứng khoán, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, nợ cao chót vót của các công ty và chính phủ, cũng như tình hình tài chính xấu của các ngân hàng. 

Nợ - Vấn đề của thập kỷ hiện tại
Nợ có lẽ là vấn đế được nhắc đến nhiều nhất trong những năm qua, đó là nợ của chính phủ với sự vỡ nợ của Hy Lạp và các nước Eurozone, đó là tỷ lệ cao trong các doanh nghiệp với những chương trình tín dụng dễ dãi để kích thích nền kinh tế, đó là nợ từ bất động sản với hàng loạt doanh nghiệp bất động sản vẫn đang trong tâm bảo, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Trong khi Mỹ, Nhật Bản đang loay hoay tìm lối ra để thoát khỏi giảm phát, châu Âu vẫn chưa có nhiều tín hiệu lạc quan với cuộc khủng hoảng nợ công thì các nền kinh tế mới nổi có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, thậm chí Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ thế giới còn có những dấu hiệu về sự hoảng loạn của hệ thống ngân hàng.
                                                              Tỷ lệ nợ/GDP (%) của Mỹ


Thế giới đang phải trả giá cho “quả bom” tín dụng dễ dãi được hình thành từ những năm 1980, và mạnh mẽ nhất là từ những năm 2000s đến nay. Lịch sử đã cho chúng ta bài học đắt giá về một quả bom tín dụng khác bắt đầu từ những năm 1920s và kết thúc với sự sụp đổ thị trường chứng khoán vào năm 1929. Giảm phát nợ kéo dài mãi cho đến những năm 1940-1945 khi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 được nổ ra và những bước ngoặt mới trong kỹ thuật và công nghệ.
                                                 Lịch sử khủng hoảng tín dụng. Nguồn: Elliotwave 

Biểu đồ trên là những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng năm 2007-2008, cho thấy câu chuyện về tín dụng dễ dãi. Khi lãi suất tăng lên và tăng trường chậm lại, nhiều lĩnh vực then chốt sử dụng nguồn vốn tín dụng dễ dãi này xuất hiện những khoản nợ không thể thanh toán. Một cuộc khủng hoảng tín dụng sau đó xảy ra vè làm thị trường tài chính chao đảo. Vào tháng 4 năm 2007, sự gia tăng 70% trong lãi suất đã trở thành thàm họa và câu chuyện sau đó, có lẽ không cần phải nói thêm khi nó đã tốn quá nhiều giấy mực.
Những gì xảy ra kể từ đầu năm 2013 có nét gì đó khá tương đồng năm 2007 khi kể từ thời điểm cùng kỳ năm 2012, lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ 10Y đã tăng gấp đôi. Kể từ năm 1981, đây là đợt tăng lợi tức mạnh nhất trong vòng 1 năm, thậm chí nó còn mạnh mẽ hơn những gì đã xảy ra trong năm 2007. Rắc rối sẽ xảy ra nếu lãi suất tiếp tục ở mức cao, khi đó sẽ có nhiều ngành mới vỡ nợ. Bất chấp nỗ lực giải cứu từ chính phủ hay sự phuc hồi của nền kinh tế (nếu có), vỡ nợ sẽ thực sự là điều tồi tệ.
                                 Lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ 10Y (YTD). Nguồn: Blooberg 


Thế giới hôm nay, bắt đầu từ đâu?
Một quá trình quá độ được bắt đầu bằng những phát minh và khám phá kiến thức mới của nhân loại. Kiến thức mới ảnh hưởng đến bốn thành phần khác trong xã hội (những trụ cột của xa hội) . Tại thời điểm này có rất ít những phát minh mới hay khám phá. Vì vậy, các cơ hội của một cuộc cách mạng công nghiệp mới không phải là rất cao. Lịch sử đã chỉ ra rằng năm trụ cột không thể thiếu cho một xã hội ổn định, đó là thực phẩm, an ninh, sức khỏe, thịnh vượng, kiến thức.
                                                 Các trụ cột của xã hội. Nguồn: Market Oracle

Vào cuối mỗi quá trình quá độ, sự thịnh vượng luôn bị đe dọa. Chúng ta đã thấy hiệu ứng này sau mỗi cuộc cách mạng công nghiệp. Hiện tại, sự thịnh vượng của thế giới đang bị đe dọa thêm một lần nữa với những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Lịch sử đã chỉ ra rằng sự sụp đổ của sự thịnh vượng luôn luôn dẫn đến một cuộc cách mạng. Vì mức thất nghiệp cao sau khi cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai nhiều quốc gia bắt đầu một quá trình chuyển đổi mới, tạo ra một nền kinh tế chiến tranh. Đây là loại nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong giai đoạn 1940-1945, với những phát minh mới trong công nghệ thông tin.
Không hoàn toàn chắc chắn để khẳng định, thế giới có phải đang ở đoạn cuối của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba hay không nhưng rõ ràng, nó đang rất thiếu sự sáng tạo và phát minh mới. Và có lẽ, con đường tốt nhất để thế giới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại không phải nằm ở chính sách tiền tệ hay bất kỳ chính sách nào khác. Nếu khủng hoảng nếu chấm dứt, có lẽ nó chỉ mang tính cân bằng tạm thời và thế giới vẫn cần phải thay đổi. Tất cả nằm ở sự sáng tạo.
Để thay lời kết, xin được trích dẫn một câu nói của nhà triết học vĩ đại Karl Marx: “Lịch sử không làm gì cả, nó không tạo ra vô vàn của cải, nó không chiến đấu. Chính con người, con người thật sự đang sống, đã làm tất cả những điều đó”. Khi khủng hoảng xảy ra, sự thịnh vượng bị đe dọa. Nhưng đó cũng là cơ hội để thế giới nhìn lại, và biết đâu đấy, chính thế hệ hôm nay sẽ làm nên lịch sử. Nếu không hiểu về quá khứ sẽ không có tương lai, vì hôm nay là quá khứ của ngày mai.
Tài liệu tham khảo
1. Grommen, W., (15 march 2011), “Huidige crisis, een wetmatigheid?”, Hermes, 49, (52 – 58)
2. Grommen, W., (januari 2010), “Beurskrach 1929, mysterie ontrafeld?”, Technische en Kwantitatieve Analyse, (22 – 24)
3. Karl Marx, Capital: Critique of Political Economy
4. Rotmans, J., Kemp, R., van Asselt, M.B.A., Geels, F., Verbong, G. en Molendijk, K. (2000), Transities & Transitiemanagement: de casus van een emissiearme energievoorziening
5. The World's Greatest Credit Collapse From the August 2013 Elliott Wave Financial Forecast
6. http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/88/itemid/5382/search/karl-marx/default.aspx

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét