Khủng hoảng tiền tệ Ấn Độ - Đoạn kết buồn cho phép màu châu Á
Tháng 7/1991, Moanmohan Signh, Bộ trưởng
Bộ tài chính mới được bổ nhiệm của Ấn Độ triệu tập các công chức dân sự cao cấp
của các bộ liên quan đến kinh tế của đất nước đến một hội nghị bất thường để
truyền đi một thông điệp quan trọng – tái cấu trúc nền kinh tế. Đó thực sự là một
canh bạc mạo hiểm với nền kinh tế Ấn Độ khi vào thời điểm đó, đất nước này đang
phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của mình với tư cách là một quốc
gia độc lập. Với nguồn dự trữ ngoại hối thảm hại 1.2 tỷ USD, chỉ đủ để chi trả
nợ nần và nhập khẩu hàng hóa trong hai tuần, khả năng Ấn Độ không thể thanh
toán hàng núi nợ quốc tế là điều nhiều khả năng có thể xảy ra.
Cuộc họp đó chỉ là một trong những chuỗi
sự kiện dồn dập trong mùa hè ngột ngạt năm 1991 làm thay đổi đường hướng tương
lai của Ấn Độ. Quyết tâm trầm lặng nhưng sắt đá của Signh đã dẫn dắt Ấn Độ
không những vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính mà còn đi tới con đường của
phép màu. Ông bắt tay vào một chương trình cải cách kinh tế mang tính cách mạng
được xếp vào hàng có ảnh hưởng nhất vào thời kỳ đó, có lẽ chỉ sau cuộc cải cách
của Đặng Tiểu Bình. Cũng giống như trung Quốc, cuộc cải cách của Signh đã chấm
dứt sự cô lập của nền kinh tế Trung Quốc và lần đầu tiên đưa nước này đi theo
con đường toàn cầu hóa. Ông mở cửa các thị trường tài chính, cởi trói khu vực
tư nhân, chào đón các doanh nghiệp nước ngoài và giải phóng tinh thần kinh
doanh của Ấn Độ.
Tốc
độ tăng trưởng kinh tế Ấn Độ trước và sau cải cách
Những phép nàu này đã đưa kinh tế Ấn Độ
sang một trang sử mới, Kamal Nath, một Bộ trưởng thương mại và công nghiệp Ấn Độ
đã phải thốt lên rằng “thời hiện đại của Ấn Độ bắt đầu từ năm 1991”. Moanmohan
Signh trong diễn văn trước Quốc hội vào ngày 24/07/1991 đã phát biểu một câu mà
sau này trở thành biểu tượng cho lòng tự hào Ấn Độ “Hãy để thế giới lắng nghe thật
to, thật rõ điều này. Ấn Độ giờ đã hoàn toàn thức giấc.”
Mười hai năm sau mùa hè lịch sử ấy, có vẻ
Phép màu Ấn Độ đang gặp phải những vấn đề tương tự như mùa hè năm 1991 nhưng với
một quy mô lớn hơn rất nhiều. Trong những
ngày gần đây, Moanmohan Signh – giờ đã là thủ tướng Ấn Độ, vẫn với chiếc khăn xếp
màu xanh da trời trở thành đặc trưng riêng của mình đã phải thừa nhận rằng Ấn Độ
đang đứng trước một cuộc khủng hoảng tiền tệ thực sự. Có lẽ Signh sẽ chẳng bao
giờ đạt được những chiến tích vinh quang như mùa hè năm 1991 nữa và phải chăng
Phép màu đang dần vụt tắt.
Thâm
hụt kép kéo dài – Căn nguyên của khủng hoảng tiền tệ?
Có thể thấy rất rõ ràng rằng hai vấn đề
cơ bản mà Ấn Độ phải đối mặt trong cuốt những năm qua đó là tình trạng “thâm hụt
kép” khi cán cân tài khoản vãng lai lẫn ngân sách đều bị thâm hụt nghiêm trọng
kéo dài.
Cán
cân tài khoản vãng lai/GDP của Ấn Độ 1990-2013
Thâm
hụt ngân sách/GDP Ấn Độ 1990-2013
Một vấn đề đặt ra là Thâm hụt Ngân sách
có tác động tích cực hay tiêu cực đến nền
kinh tế. Rõ ràng chúng ta thông thường ủng hộ quan điểm Thâm hụt sẽ gây ra tác động tiêu cực. Nhưng thực tế không hẳn
là như vậy, khi Thâm hụt Ngân sách là do
chi đầu tư phát triển, Nhà nước dựa vào nhiều nguồn vốn nước ngoài như ODA, FDI
để đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu thì trạng thái thâm hụt đó là tốt, vì đó là động thái chủ động của Chính phủ dựa vào nguồn
lực bên ngoài để phát triển kinh tế nước
nhà. Ngược lại, nếu Thâm hụt Ngân sách là do không đáp ứng đủ nhu cầu chi thường xuyên, hoặc chi đầu tư vào những dự
án không hiệu quả gây lãng phí nguồn lực quốc gia thì trạng thái này không tốt,
kết quả là Chính phủ phải đi vay nợ nước ngoài, từ đó làm gia tăng gánh nặng nợ
nước ngoài và không có nguồn thu trong tương lai để trang trải cho khoản nợ
này.
Về phía Tài khoản vãng lai, nếu xét một
cách tổng quát thì Tài khoản vãng lai bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, thu nhập yếu
tố ròng từ nước ngoài và chuyển nhượng ròng. Nhưng phần lớn Thâm hụt Tài khoản
vãng lai là do thâm hụt thương mại gây
ra, tình trạng này xuất hiện khi xuất khẩu bé hơn nhập khẩu. Vậy vấn đề Thâm hụt
Tài khoản vãng lai là tốt hay là xấu? Câu trả lời là tùy thuộc vào tình hình
kinh tế vĩ mô, cũng như phụ thuộc vào tình hình tài khoản vốn. Có một điểm cần
nhấn mạnh là bản thân việc Thâm hụt Tài khoản vãng lai về nguyên tắc là không tốt và cũng không xấu.
Để đưa ra một nhận xét về mức độ Thâm hụt Tài khoản vãng lai của một quốc gia, chúng
ta cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể, không thể chỉ nhìn vào con số thâm
hụt/thặng dư thương mại (hay thâm hụt/thặng dư Tài khoản vãng lai) để rồi cho rằng
thâm hụt đó là xấu hay là tốt.
Cán
cân thương mại của Ấn Độ 1990-2013
Tốc
độ tăng trưởng GDP Ấn Độ 2007-2013
Trong trường hợp của Ấn Độ, có thể nói
thâm hụt kép là một tín hiệu xấu cho nền kinh tế hơn 1.2 tỷ dân này. Cụ thể,
trong thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, thâm hụt cán cân thương mại chiếm một
phần rất lớn. Thâm hụt cán cân thương mại của Ấn Độ chủ yếu xuất phát từ thâm hụt
với đối tác Trung Quốc và việc nhập khẩu vàng với khối lượng lớn phục vụ nhu cầu
vàng dường như là vô tận ở đất nước này. Mặt khác, trong những năm sau khủng hoảng,
nền kinh tế châu Âu và Mỹ xấu đi khiến xuất khẩu của Ấn Độ gặp nhiều khó khăn.
Chính sách tài khóa cũng không mang lại hiệu quả khi vừa xảy ra tình trạng thâm
hụt, vừa lạm phát trong khi đó tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm gần đây
giảm xuống rõ rệt.
Sự thâm hụt kép dài của Ấn Độ là một
trong những nguyên nhân chính gây áp lực lên dự trữ ngoại hối và tỷ giá. Với sự
thâm hụt kéo dài, sức khỏe của hệ thống tài chính Ấn Độ, đặc biệt là hệ thống
tiền tệ bị đe dọa nghiêm trọng và trở nên mong manh hơn trước những biến động
vĩ mô thế giới.
NDF
– Vũ khí cho cuộc tấn công tiền tệ đã được chuẩn bị từ trước
Non – Delivery Forward Contracts (NDF) –
Hợp đồng kỳ hạn không giao nhận là một công cụ phái sinh thường được các quỹ đầu
cơ sử dụng để tấn công tiền tệ. Chúng ta đều biết rằng NDF là một sản phẩm phái
sinh và bản chất của nó là đầu cơ trên biến động giá chứ không phải giao dịch vật
chất thực tế. Với một hành động mua đồng USD kỳ hạn , các quỹ đầu cơ đã làm một
tác động tương đương với việc bán khống đồng nội tệ trong tương lai (ngày NDF
đáo hạn) với một mức giá cố định đã được định trước. Khi đó các ngân hàng
thương mại và các định chế tài chính rơi vào vị thế bán USD kỳ hạn. Trong điều
kiện bình thường, nghiệp vụ này chỉ là một nghiệp vụ ngoại hối đơn thuần nhưng
khi số lượng NDF tăng lên đủ lớn sẽ tạo ra sự thiếu hụt đồng USD trên thị trường
gây áp lực lên tỷ giá hối đoái. Điều tệ hại hơn là điều này có thể gây ra hiệu ứng
bầy đàn khi nhà đàu tư lo ngại việc đồng đô đột ngột tăng giá sẽ làm cho đồng nội tế mất giá nhanh, họ cũng sẽ đi mua đồng
USD trên thị trường làm tỷ giá giao ngay ngày càng tăng cao. Trong một nền kinh
tế có mức lạm phát tăng dần và thâm hụt kéo dài như Ấn Độ, hiệu ứng này sẽ rất
mạnh mẽ khi từ lâu, lòng tin của người dân vào đồng USD đã dần mất đi. Hệ quả
cuối cùng khi NDF đáo hạn đó là giá đô giao ngay đã cao hơn tỷ giá kỳ hạn rất
nhiều, các quỹ đầu cơ mua được giá kỳ hạn thấp và bán được với gia giao ngay rất
cao. Đó là nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các quỹ đầu cơ tấn công tiền tệ. NDF là
một thj trường ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng Trung Ương Ấn Độ (RBI) do nước
này chủ trương đi theo một thị trường tự do, theo thống kê của RBI, trong những
ngày gần đây, lượng giao dịch NDF đã chiếm đến hơn 60% tổng giao dịch trên thị
trường tiền tệ. Trả lời trên các phương tiện truyền thông, thống đốc RBI D Subbarao đã phải thốt lên rằng: “nếu không
có NDF, thị trường tài chính sẽ tốt đẹp hơn, nhưng hiển nhiên, chúng ta không
thể dẹp bỏ nó”.
Khối
lượng và giá giao dịch NDF đáo hạn cuối tháng 8
Khối
lượng và giá giao dịch NDF đáo hạn cuối tháng 9
Có hai điểm then chốt cho sự thành công
của một chiến lược tấn công bằng NDF đó là (1) số lượng hợp đồng kinh NDF phải
đủ lớn (2) mức chịu đựng của nền kinh tế và ngân hàng Trung Ương. Với điều kiện
thứ (1), khi tấn công bằng NDF, do đó là một công cụ phái sinh có đòn bẩy rất
cao, nhà đầu cơ chỉ cần ký quỹ một khoản tiền nhỏ để giao dịch hợp đồng có giá
trị lớn hơn hơn rất nhiều so với khoản tiền ký quỹ. Rõ ràng NDF là một công cụ
không thể tuyệt vời hơn, một vũ khí thực sự để tiến hành tấn công tiền tệ. Với
khối lượng giao dịch đột biến trong những ngày gần đây, chúng tôi tin rằng, Ấn
Độ đang đứng trước một cuộc tấn công tiền tệ quy mô lớn. Với điều kiện thứ (2)
như đã phân tích ở trên, do thâm hụt kép kép dài, hệ thống tài chính của Ấn Độ
trở nên mong manh hơn bao giờ hết, đặc biệt khi FED có dấu hiệu thắt chặt tiền
tệ, dòng vốn ngoại rút khỏi thị trường tài chính Ấn Độ khiến sự khan hiếm đồng
USD được đẩy lên cao hơn nữa. Hệ thống tài chính suy yếu, thâm hụt kép, sự thắt
chặt của FED và sự tấn công của giới đầu cơ khiến chuyện gì đến rồi sẽ phải đến.
Bất chấp những nỗ lực của chính phủ Ấn Độ, tỷ giá đã và đang tăng chóng mặt, với
số lượng hợp đồng NDF chưa tất toán là rất lớn, đây là một thử thách không nhỏ
với các nhà hoạc định vĩ mô của Ấn Độ. Còn với các nhà đầu cơ: “sự cùng quẫn của
con người, đó là cơ hội của chúa”.
Diễn
biến tỷ giá USD/IDR
Số
lượng hợp đồng chưa tất toán
Bị đẩy vào thế khó – Cần
thêm sự đổi mới để phát triển
Có vẻ như ở hiện tại, mọi thứ đều quay
lưng lại với Ấn Độ. Niềm tin của nhân dân và nhà đầu tư đang mất dần do thâm hụt
kép ngày càng nặng nề, chính phủ cũng khó có thể đẩy lãi suất lên cao để làm giảm
áp lực tỷ giá do điều này có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Ấn Độ vốn đã
tăng trưởng chậm lại trong những năm gần đây. FED có khả năng thu hẹp chính
sách tiền tệ vào cuối năm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sựu tăng trưởng kinh tế
trên thế giới và có thể làm dòng vốn rút dần ra khỏi Ấn Độ. Cuộc bầu cử tháng
Năm 2014 là một rào cản lớn cho những thay đổi trong chính sách vĩ mô. Tất cả tạo
nên một bài toán khó cho nền kinh tế Ấn Độ.
Trong những ngày qua, một trong những biện
pháp được RBI thông qua để giảm áp lực tỷ giá là tăng thuế và hạn chế nhập khẩu
vàng. Biện pháp hành chính này trong ngắn hạn có thể làm giảm áp lực cho tỷ giá
nhưng về dài hạn, nó sẽ làm bóp méo hệ thống tài chính và quan trọng hơn, nó sẽ
làm thay đổi cách nhìn của thế giới về Ấn Độ khi đất nước này luôn tuyên bố mở
của và đi theo thị trường tự do. Ở đây, trong phạm vi bài viết chúng tôi sẽ
không phân tích sâu vào những lựa chọn của RBI, tuy nhiên theo quan điểm của
chúng tôi, các biện pháp kiểm soát vốn trong ngắn hạn sẽ không đem lại hiệu quả
và điều quan trọng nhất với Ấn Độ lúc này là lấy lại niềm tin, niềm tin của dân
chúng, của nhà đầu tư và từ các tổ chức đầu tư nước ngoài.
Mùa hè 12 năm trước, có một người đàn
ông với chiếc khăn xếp màu xanh da trời, với sự cứng rắn của mình đã đưa Ấn Độ
ra khỏi khủng hoảng và tuyên bố dõng dạc với thế giới rằng: “Hãy
để thế giới lắng nghe thật to, thật rõ điều này. Ấn Độ giờ đã hoàn toàn thức giấc.
Chúng tôi đã thắng thế, chúng tôi sẽ vượt qua” Mười hai năm sau, Ấn Độ
lại một lần nữa đối mặt với những vấn đề tương tự như màu hè năm 1991, người ần
ông ấy đã già đi và như Das Gurcharan đã viết trong tác phẩm “Ấn Độ được cởi
trói”, Sighn giờ đây có lẽ “là một người của sự chính trực vĩ đại’ nhưng “không
phải là một nhà cải cách nồng nhiệt”. Có lẽ Signh sẽ không bao giờ gặt hái được
những thành công như ông đã từng đạt được như trong mùa hè năm 1991, tuy nhiên
tư tưởng và con đường ông vạch ra cho Ấn Độ sẽ luôn còn mãi. Con đường ấy sẽ vẫn
phải và vẫn nên được bước tiếp, nhưng với một tinh thần mới, cách nghĩ mới và
có lẽ điều này sẽ chỉ xảy ra sau tháng 5/2014.
Tài
liệu tham khảo
1.
Das Gurcharan. Ấn Độ được cởi trói.
London profile book (2002).
2.
Michael Schuman. The Miracle.
3.
Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Nguy cơ tấn công
tiền tệ ở Việt Nam (2009).
4.
Dữ liệu về phái sinh tại http://www.nseindia.com
Very good!!!!!!!!
Trả lờiXóaNếu có người đọc lại và chỉnh sửa vài lỗi chính tả nữa thì perfect rồi...
Trả lờiXóaviet ngon day
Trả lờiXóa